Thứ Năm, 23 tháng 1, 2014

Vũng Chùa một ngày sau lễ an táng

8h sáng nay, hàng nghìn người ngủ lại quanh Vũng Chùa đêm qua đã hòa vào dòng người lên núi Thọ, mong được thắp hương trước mộ Đại tướng Võ Nguyên Giáp.
Võ Nguyên Giáp, Đại tướng, Vũng chùa, Đảo Yến, viếng mộ, người dân
Hơn 8h sáng người dân được vào viếng mộ Đại tướng Võ Nguyên Giáp được an táng vào chiều qua 13/10. Một số người dân đã có mặt từ tối qua.
Võ Nguyên Giáp, Đại tướng, Vũng chùa, Đảo Yến, viếng mộ, người dân
Bà Đinh Thị Sỹ quê ở Thanh Hóa vào Vũng Chùa – Đảo Yến từ 3h sáng ngày 13/10 nhưng chưa được vào viếng Đại tướng. Sáng sớm nay, bà Sỹ vào khu mộ để tưởng nhớ Đại tướng.
Võ Nguyên Giáp, Đại tướng, Vũng chùa, Đảo Yến, viếng mộ, người dân
Người phụ nữ này còn mang theo cả di ảnh lớn của vị Tướng tài ba để lên viếng mộ.
Võ Nguyên Giáp, Đại tướng, Vũng chùa, Đảo Yến, viếng mộ, người dân
Hai cụ già dắt tay nhau vượt dốc lên viếng mộ Đại tướng. Thời tiết hôm nay tại Vũng Chùa – Đảo Yến vẫn có nắng.
Võ Nguyên Giáp, Đại tướng, Vũng chùa, Đảo Yến, viếng mộ, người dân
Vòng hoa tưởng niệm Đại tướng được xếp dọc đường lên khu mộ.
Võ Nguyên Giáp, Đại tướng, Vũng chùa, Đảo Yến, viếng mộ, người dân
Theo ghi nhận, những người lên viếng mộ Đại tướng sáng nay chỉ được mang hoa chứ không được thắp hương.
Võ Nguyên Giáp, Đại tướng, Vũng chùa, Đảo Yến, viếng mộ, người dân
Một cụ già dù tuổi đã cao nhưng vẫn chống gậy lên núi với ước nguyện được tận mắt thấy nơi an nghỉ cuối cùng của Đại tướng.
Võ Nguyên Giáp, Đại tướng, Vũng chùa, Đảo Yến, viếng mộ, người dân
Bà Sỹ quỳ lạy trước mộ Đại tướng.
Võ Nguyên Giáp, Đại tướng, Vũng chùa, Đảo Yến, viếng mộ, người dân
Bàn thờ mộ Đại tướng đang được che tạm một tấm bạt. Sắp tới sẽ được xây dựng khang trang. Ảnh: Lê Hiếu.
Võ Nguyên Giáp, Đại tướng, Vũng chùa, Đảo Yến, viếng mộ, người dân
Người dân từ thị trấn Ba Đồn, huyện Quảng Trạch, Quảng Bình đến viếng mộ Đại tướng.
Võ Nguyên Giáp, Đại tướng, Vũng chùa, Đảo Yến, viếng mộ, người dân
Đôi vợ chồng đưa con nhỏ lên viếng mộ Đại tướng.
Võ Nguyên Giáp, Đại tướng, Vũng chùa, Đảo Yến, viếng mộ, người dân
Lúc này là gần 10h, dòng người kéo về mỗi ngày một đông.

Thứ Ba, 21 tháng 1, 2014

TP.HCM: Rực rỡ sắc hoa đón Tết

Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn TPHCM, trên địa bàn hiện có khoảng 2.100 ha diện tích trồng hoa, cây cảnh, tập trung chủ yếu tại các quận, huyện Hóc Môn, Củ Chi, quận 12, quận Thủ Đức. Hàng năm, các vườn hoa này cung ứng ra thị trường Tết khoảng trên 12 triệu chậu hoa cảnh các loại.
Thị trường cho hoa Tết đối với nhà vườn vẫn là những ẩn số với sự kỳ vọng một mùa sản xuất thuận lợi, thu được lợi nhuận cao. Tuy nhiên, điều làm người trồng hoa cảm thấy phấn chấn hơn khi thời điểm này có nhiều thương lái đã đặt hàng với số lượng lớn.
Chị Trần Thị Vân chủ vườn hoa trên đường Lê Thị Riêng (quận 12) cho biết: “Năm nay gia đình trồng nhiều loại hoa phục vụ Tết Nguyên đán như: hoa mào gà, cúc, vạn thọ, lay ơn... Mấy ngày nay, nhiều khách hàng đến đặt lấy cả ngàn chậu hoa, nông dân chúng tôi rất vui mừng. Làm nghề này cũng cực, gần Tết là từ sáng đến tối cứ quần quật. Tết được bao nhiêu đó”.
TP.HCM: Rực rỡ sắc hoa đón Tết - 1
Nhiều nông dân dự đoán Tết năm nay, giá hoa cúc sẽ không có biến động lớn vì thời tiết năm nay khá thuận lợi.
Bác Nguyễn Tấn Nam chủ vườn hoa tại huyện Hóc Môn cho biết: "Thường mỗi chậu hoa mào gà tính từ lúc trồng đến lúc thu hoạch có chi phí 30.000đ. Khi bán ra cho khách hàng thì 50.000đ. Năm nay, nhà vườn trồng hoa nhiều, đủ để cung cấp cho khách hàng”.
Tại các vườn hoa vào những ngày rất nhộn nhịp, nông dân tỉa cành, làm cỏ, tưới nước cho hoa, một số khách hàng có mặt để đặt hoa với số lượng lớn. Trong khi đó, nhiều thiếu nữ cũng đến đây chụp lại những bức ảnh đẹp để làm kỷ niệm.

TP.HCM: Rực rỡ sắc hoa đón Tết - 2
 Vườn nào cũng đa dạng về chủng loại hoa, nào mào gà, lay ơn, cúc…
TP.HCM: Rực rỡ sắc hoa đón Tết - 3
 Hoa màu gà sặc sỡ đón nắng Xuân
TP.HCM: Rực rỡ sắc hoa đón Tết - 4
 Với việc biến động giá và tình hình thu mua thất thường, nhiều nông dân cho rằng cần phải tính toán để tránh chạy theo trồng hoa phong trào khiến hoa được mua nhưng bán giá thấp
TP.HCM: Rực rỡ sắc hoa đón Tết - 5
Còn hơn 2 tuần nữa mới tới Tết Giáp Ngọ, trên các ruộng hoa rực rỡ màu sắc. Nông dân vui vì năm nay có nhiều khách hàng đến đặt mua với số lượng lớn.
TP.HCM: Rực rỡ sắc hoa đón Tết - 6
TP.HCM: Rực rỡ sắc hoa đón Tết - 7
TP.HCM: Rực rỡ sắc hoa đón Tết - 8
 Nông dân tỉ mỉ tưới nước cho hoa cúc. Theo người dân, việc tưới cho hoa cũng phải có tính kỹ thuật. Không được tưới quá nhiều nước sẽ làm thối rễ hoa.
TP.HCM: Rực rỡ sắc hoa đón Tết - 9
TP.HCM: Rực rỡ sắc hoa đón Tết - 10
Hoa cúc mâm xôi được nhiều khách hàng đến đặt mua.
TP.HCM: Rực rỡ sắc hoa đón Tết - 11
Nhiều khách nước ngoài cũng tìm đến vườn hoa chụp ảnh làm kỷ niệm
TP.HCM: Rực rỡ sắc hoa đón Tết - 12
TP.HCM: Rực rỡ sắc hoa đón Tết - 13
Thiếu nữ duyên dáng trong tà áo dài bên vườn hoa của nông dân tại quận 12
TP.HCM: Rực rỡ sắc hoa đón Tết - 14
 Nhiều hoa đã được bày bán trên các tuyến đường của Sài Gòn
Dương Thanh
Nguồn  :http://hn.24h.com.vn/

Thứ Bảy, 18 tháng 1, 2014

Chợ hoa ngày tết

Đi chợ hoa – có lẽ đã trở thành niềm háo hức của mọi người mỗi khi tết đến xuân về. Người ta đến chợ hoa không chỉ để mua hoa, ngắm hoa mà còn để cảm nhận không khí của một mùa xuân mới đang đến thật gần.

Chợ hoa Xuân Đà Nẵng được khai mạc vào ngày 3/2 (23 tháng Chạp), tuy nhiên, nhiều chủ hoa đã trưng bày hoa từ trước đó nhiều ngày.
 
 
 
 
 
 
Năm nay chiếm phần lớn chợ hoa vẫn là các loại mai, cúc, quất ....Theo các chủ hoa, giá hoa năm nay không tăng so với năm trước.
 
 
 
 
 
 
Chợ hoa luôn là địa điểm thu hút các bạn trẻ đến ghi lại khoảnh khắc ngày xuân.


 
Cẩm Nhung
Nguồn   :http://www.danang.gov.vn                     

Thứ Tư, 15 tháng 1, 2014

LỊCH LÀM VIỆC CỦA ĐIỂM BĐVHX TRÀ CÔN

         Thời Gian : Sáng Từ 07h00 mở cửa đến 13h00
 -Hàng Ngày : công việc sáng mở cửa trước 15 phút chuẩn bị :
            + Dọn dẹp cơ quan
            +  Lau chùi các thiết bị
             +Kiểm tra lại các ổ cấm điện 
              + Bật các phần mềm obv
            + Mở cửa theo đúng giờ qui định
            +Sắp xếp chổ ngồi cho theo thứ tự
            + Hổ trợ người sử dụng ( nếu cần)
            + Cuối ngày kiểm tra lại
            + Lượt người đến sử dụng
            + Doanh thu trong ngày
   II .Hàng Tuần :
 - Trong tuần BĐVHX làm việc 06 ngày / tuần
-Hướng dẫn người sử dụng những gì chưa biết
-Cuối tuần tập hợp lại các số liệu thực hiện trong các ngày
-Xem xét lại các hoạt động trong ngày ,trong tuần có đạt hiệu quả hay không ?
III-Công việc hàng tháng :
+ Tập hợp  lại các số liệu , công việc mà trong ngày , tuần đã thực hiện
+ Lập báo cáo gởi về BQLDA
+ Tuyên truyền , vận động người sử dụng máy tính
  + Tổ chức cho người sử dụng ngày hội Internet vào ngày chủ nhật or đầu tháng

                                                 Người Thực Hiện : BĐVHX  TRÀ CÔN

Thứ Hai, 13 tháng 1, 2014

Những cái Nhất của phụ nữ Việt Nam

Người phụ nữ đầu tiên làm vua ở Việt Nam là: Bà Trưng Trắc, bà là con gái một lạc tướng ở Phong Châu (nay thuộc tỉnh Phú Thọ). Năm 40 của thế kỷ thứ nhất, bà Trưng Trắc đã cùng em gái là Trưng Nhị lãnh đạo nhân dân chống lại sự xâm lược của nhà Hán, thu giang sơn về một mối. Bà xưng vương và giữ ngôi trong 3 năm. Trong lịch sử, bà Trưng Trắc vẫn được gọi là "Vua bà".
Nữ tướng duy nhất ở Việt Nam thế kỷ 20 là: Bà Nguyễn Thị Định, sinh năm 1920, tại xã Lương Hòa, Giồng Trôm, Bến Tre. Năm 1974, bà là Thiếu tướng, Phó Tổng tư lệnh lực lượng vũ trang giải phóng Nam Việt Nam. Sau ngày đất nước thống nhất, bà là nữ Phó chủ tịch Hội đồng nhà nước (nay là Phó chủ tịch nước) đầu tiên của Việt Nam và là Chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam.
                                                                         Thiếu tướng Nguyễn Thị Định
Thiếu tướng Nguyễn Thị Định
Nữ anh hùng đầu tiên của Quân đội nhân dân Việt Nam: Anh hùng Nguyễn Thị Chiên. Anh hùng Nguyễn Thị Chiên sinh năm 1930 tại xã Tán Thuật, huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình. Trong kháng chiến chống Pháp, bà đã xây dựng và chỉ huy đội nữ du kích Tán Thuật (Thái Bình). Hoạt động hiệu quả, táo bạo dũng cảm, nổi tiếng với chiến tích “tay không bắt giặc”, bà được tặng thưởng nhiều Huân chương, Huy chương chiến công và năm 1952 được phong là nữ Anh hùng đầu tiên của Quân đội nhân dân Việt Nam.
Nữ Anh hùng lực lượng vũ trang trẻ nhất là: Chị Võ Thị Sáu (1933 - 1952) xứng đáng với danh hiệu này. Ngay từ năm 15 tuổi, chị đã hăng hái tham gia cách mạng, lập nhiều chiến công vang dội. Tháng 5/1950, bị giặc Pháp bắt, tra tấn dã man nhưng chị vẫn giữ vững khí tiết của người chiến sĩ cách mạng. Năm 1952, giặc đày chị ra Côn Đảo và hành quyết. Năm 1993, Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã trân trọng truy tặng chị Huân chương chiến công hạng Nhất và danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang.
Thiếu tướng Nguyễn Thị Định
Anh hùng Liệt sỹ Võ Thị Sáu. Tên tuổi của chị sáng mãi trong lịch sử dân tộc cùng những câu thơ "Giặc mang ra bãi bắn, vẫn ung dung mỉm cười, đầu ngẩng cao bất khuất..."
Người phụ nữ vác đạn nặng nhất trong chiến tranh Việt Nam là: Anh hùng Ngô Thị Tuyển. Anh hùng Ngô Thị Tuyển sinh năm 1946 tại Nam Ngạn, Hàm Rồng, Thanh Hóa. Chị là nữ dân quân mưu trí, dũng cảm. Ngày 4 – 4- 1965, chị đã vác 2 hòm đạn nặng 98kg vượt qua bờ đê chuyển ra sông phục vụ chiến đấu tại Hàm Rồng Thanh Hóa.
Bí thư thành ủy trẻ tuổi nhất Việt Nam là: Đồng chí Nguyễn Thị Minh Khai, chị sinh năm 1910 tại Vinh, năm 16 tuổi thoát ly gia đình hoạt động cách mạng. Năm 30 tuổi trở thành Ủy viên Xứ ủy Nam Kỳ, Bí thư Thành ủy Sài Gòn – Chợ lớn. Năm 31 tuổi bị Thực dân Pháp bắt tra tấn và đã anh dũng hy sinh.
 Anh hùng Liệt sỹ Nguyễn Thị Minh Khai
Anh hùng Liệt sỹ Nguyễn Thị Minh Khai
Người phụ nữ biên soạn cuốn từ điển Hán Nôm cổ nhất Việt Nam là: Bà Trịnh Thị Ngọc Trúc, bà đã biên soạn cuốn từ điển Hán Nôm “Ngọc âm chí Nam giải nghĩa” ở thế kỷ 16.
Người phụ nữ sáng tác nhiều thơ bằng chữ Nôm nhất Việt Nam là:Nữ thi sỹ Hồ Xuân Hương, bà sinh ra ở thế kỷ thứ 18, được mệnh danh là bà chúa thơ Nôm.
Chủ tịch Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam đầu tiên là: Bà Lê Thị Xuyến, bà sinh năm 1909 tại Đại Hòa, Đại Lộc, Quảng Nam, là chủ tịch Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam từ năm 1946-1956.
Người phụ nữ làm Chủ tịch Hội liên hiệp Phụ nữ Việt Nam lâu nhất là: Bà Nguyễn Thị Thập, sinh năm 1908 tại Long Hưng, Châu Thành, Tiền Giang. Có 18 năm là Chủ tịch Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam (1956-1974). Bà cũng là nữ đại biểu Quốc hội nhiều khóa nhất (khóa I đến khóa VI) 36 năm làm đại biểu quốc hội, nữ Phó chủ tịch Quốc hội đầu tiên của Việt Nam.
Người phụ nữ có nụ cười nổi tiếng nhất Việt Nam là: Chị Võ Thị Thắng, chị sinh năm 1945 tại Tiền Bửu, Bến Lức, Long An. Năm 1968 bị giặc bắt, tuyên án 20 năm tù khổ sai. Trước bản án chị tươi cười và nói:“Tôi sợ chính quyền các ông không đủ thời gian tồn tại để thi hành án của tôi’’. Thực tế đã chứng minh lời nói của chị. Năm 1973, hiệp định hòa bình về Việt Nam được ký kết tại Paris, chị được trao trả tự do. Và là Tổng cục trưởng Tổng cục Du Lịch Việt Nam.
 Anh hùng Liệt sỹ Nguyễn Thị Minh Khai
Chị Võ Thị Thắng và "Nụ cười chiến thắng" lịch sử. Một nụ cười dịu dàng có thể làm rung chuyển cả chế độ cầm quyền của quân xâm lược.
Người nữ Bộ trưởng Ngoại giao đầu tiên Việt Nam là: Bà Nguyễn Thị Bình. Sinh năm 1927 tại xã Điện Quang, Điện Bàn, Quảng Nam. Bộ trưởng Bộ ngoại giao chính phủ lâm thời tại Hội nghị Paris năm 1973.
Bà mẹ anh hùng chịu đựng nỗi đau lớn nhất trong lịch sử: Mẹ Nguyễn Thị Thứ. Sinh năm 1904, tại xã Điện Thắng, Điện Bàn, Quảng Nam. Mẹ có 10 người con (9 con trai, 1 con rể) và hai cháu nội hy sinh trong chiến tranh.
Người phụ nữ Việt nam đầu tiên được tặng danh hiệu Viện sỹ thông tấn của Hàn Lâm Viện văn chương khoa học và nghệ thuật toàn châu Âu là: Bà Điềm Phùng Thị, sinh năm 1920 tại Huế. Bà có 36 tượng đài và nhiều tác phẩm điêu khắc. Năm 1993 bà được phong danh hiệu: “Nữ Viện sỹ thông tấn của Hàn lâm Viện Văn chương khoa học và nghệ thuật toàn châu Âu”.
Lê Xuân Nhương 
Nguồn :http://dantri.com.vn                                          

Giới thiệu Lăng cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc

Tại thị xã Cao Lãnh tỉnh Đồng Tháp có một di tích lịch sử quốc gia, đó là khu di tích cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc, một nhà nho yêu nước và là thân sinh vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam - Chủ tịch Hồ Chí Minh.



Ngôi mộ cụ Nguyễn Sinh Sắc - tháng 7.1975
Nhà sàn Bác Hồ

Khu di tích được xây dựng trên diện tích rộng 3,6 ha, gồm các công trình như: vòm mộ, hồ sen, phòng lưu niệm, nhà trưng bày về Bác, nhà trưng bày giới thiệu về cụ Nguyễn Sinh Sắc và bà Hoàng Thị Loan (thân phụ và thân mẫu của Bác Hồ). Bao bọc khu di tích là hàng rào xi măng đơn giản và hàng trăm loại cây trái, hoa, cây cảnh quý hiếm được bà con địa phương và các tỉnh bạn hiến tặng. Đặc biệt, bên phải lăng Cụ có một cây khế được trồng từ năm 1727 do ông Ngô Văn Huy (Giáo Kỳ) ở Tân Hưng - Sa Đéc tặng.
Đến khu di tích, mọi thứ đều giản dị, trang trọng mà gần gũi, khiến ta như sống trong không khí thiêng liêng, khi nhớ về công lao của Bác và các bậc sinh thành ra Người. 

Chị Trương Thị Mỹ Hường là người thường xuyên chăm sóc khu mộ cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc

Cây khế được trồng từ năm 1727
Kiến trúc khu di tích cụ Phó bảng chứa đựng nhiều ý nghĩa sâu sắc. Vòm mộ hướng về phía Đông, là một cánh hoa sen cách điệu, có dáng dấp hình bàn tay xòe úp, trên là 9 con rồng cách tân vươn ra trước thành 9 đầu hồi, tượng trưng cho hình ảnh nhân dân đồng bằng sông Cửu Long chở che, ôm ấp mộ người chiến sĩ yêu nước.
Ngôi mộ cụ Phó bảng được làm bằng đá hoa cương màu xám tro, nền mộ bằng đá mài trắng, hình lục giác. Cách vòm mộ 25m về phía trước là hồ sen hình ngôi sao năm cánh, giữa hồ sừng sững một đài sen trắng cách điệu cao 6,5 m, tượng trưng cho cuộc đời thanh bạch, lương tâm trong sáng của cụ Nguyễn Sinh Sắc và cũng là biểu tượng cho quê hương Đồng Tháp...

Khu trưng bày tư liệu về cụ Nguyễn Sinh Sắc
Phòng trưng bày tư liệu về Bác Hồ
Lễ giỗ cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc được tổ chức long trọng vào ngày 27.10 âm lịch, có hàng ngàn người khắp nơi hội tụ về đây tổ chức trang nghiêm, trọng thể, mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc.
Di tích cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc là quần thể di tích lịch sử văn hóa nổi tiếng của tỉnh Đồng Tháp nói riêng và cả nước nói chung, đã được Bộ Văn hóa Thông tin công nhận vào ngày 9.4.1992.

PV - A DUY
Nguồn :http://nhipsongtre.org

Chủ Nhật, 5 tháng 1, 2014

Kỹ thuật nuôi rắn Ráo Trâu

                                                        Tên khoa học: Ptyas Mucosus
                                  Tên khác: rắn Long Thừa, rắn Hổ Hèo, rắn Hổ Trâu, rắn Hổ Dện



Rắn Ráo trâu thuộc loài rắn hổ, tên khoa học là Ptyas Mucosus, là loài rắn nằm trong Sách đỏ Việt Nam. Tên gọi của nó tùy vào nơi nó sống. Ở miền Đông người ta gọi nó là rắn Long Thừa, miền Tây gọi là Hổ Hèo, miền Trung gọi là Ráo Trâu và miền Bắc là Hổ Trâu. Rất nhiều tên gọi nhưng tên chung của loài rắn này là Hổ Dện vì trên mình nó có nhiều vằn vện.
Đây không phải là loài rắn độc, nguy hiểm mà có nhiều công dụng trong y học, nhất là sản xuất thuốc chữa bệnh nên rắn Long thừa đang được bán trên trị trường với mức giá bình quân 450.000 đồng/kg.
1. Chuồng nuôi
- Chuồng nuôi rắn có nhiều dạng, chuồng xi măng hoặc chuồng lưới.
- Diện tích chuồng nuôi: 2m x 1m x 1,2m (dài x rộng x cao).
- Cửa chuồng làm ngang bên hông để tiện vệ sinh.
- Bên trong chuồng có vỉ tre để rắn nằm, mặt trên của chuồng lợp bằng lưới sắt nhỏ để tạo sự thoáng mát, sạch và êm để rắn nghỉ ngơi.
- Đáy chuồng tráng một lớp xi măng mỏng, sau đó đắp lên một lớp đất khoảng 2cm
- Chuồng rắn có thể đặt ở vị trí đầu nhà nơi có mái che hoặc tận dụng các gian nhà trống để nuôi, chỗ đặt chuồng phải đảm bảo thông thoáng, sạch sẽ, chống gió lạnh thổi vào. Mỗi chuồng có thể nuôi được 50 con rắn.
- Theo kinh nghiệm nhiều năm trong chăn nuôi rắn, loài rắn rất dễ gần nếu như đã quen hơi với người nuôi. Đặc biệt khi cho rắn ăn phải mang đủ các thiết bị phòng hộ như: kính, găng tay, ủng cao su và nhất là không uống rượu trước khi vào chuồng rắn tránh bị lạ hơi gây sự phản ứng của rắn.
- Trước đây, việc cho rắn ăn là đưa mồi vào chuồng một lúc, không kiểm tra được khẩu phần ăn của từng con nên dễ xảy ra tình trạng dư thừa thức ăn gây tốn kém và lãng phí. Điều này làm rắn chán ăn và gây ô nhiễm, ảnh hưởng đến chất lượng và số lượng rắn, rắn trưởng thành không đồng đều.
- Trong quá trình nuôi, phải thường xuyên phân loại rắn, phát hiện kịp thời và cách ly rắn bệnh để điều trị, ngăn ngừa dịch bệnh cho rắn, tránh thất thoát trong quá trình chăn nuôi.
2. Thức ăn
Rắn là loài động vật hoang dã mới được thuần hóa, sức đề kháng cao, ít dịch bệnh, có khả năng thích ứng với điều kiện nuôi dưỡng. Chúng rất kỹ tính, thức ăn chính của chúng là cóc, nhái … và chúng ăn rất sạch, con mồi phải còn sống. Hơn nữa, rắn chỉ ăn khoảng 2-3 lần trong 1 tuần.
- Thức ăn của rắn non chủ yếu là ếch, nhái nhỏ, cá, tép…Cứ 3-5 ngày lại cho rắn ăn một lần, số lượng thức ăn tăng dần theo tuổi.
- Thức ăn của rắn trưởng thành chủ yếu là chuột, cóc, ếch, nhái…Rắn bắt mồi bằng cách đớp, ngoạm, răng cong vào trong nhờ cấu tạo của xương hàm mở rộng nên có thể nuốt được những con mồi lớn.
- Thức ăn cho rắn không được cho vào tràn lan như trước, mà phải đựng vào trong thùng để khi đói rắn có thể vào ăn, những thức ăn thừa sẽ không bị rơi vãi ra ngoài làm bẩn chuồng rắn.
- Nước uống: tốt nhất nên cung cấp đầy đủ nước sạch và mát cho rắn uống và tắm tự do. Trong chuồng cần đặt vật chứa nước cho rắn tắm và uống, phải thay nước hàng ngày. Nên đặt bóng đèn trong chuồng rắn, nhằn tạo cho rắn thích nghi với ánh sáng và tạo nhiệt độ ấm cho rắn (nếu vào mùa đông).
2. Kỹ thuật sinh sản
Việc chọn giống rắn làm bố mẹ rất quan trọng và ảnh hưởng lớn đến chất lượng con rắn sau này.
a. Chọn và chăm sóc rắn sinh sản
- Chọn rắn đực, rắn cái làm giống phải dựa trên ngoại hình, rắn từ khi sinh ra đến trưởng thành không có lần nào bị nhiễm bệnh. Trong quá trình nuôi, rắn chóng lớn, da rắn mượt, thân hình dài cân đối.
- Rắn đực và rắn cái phải khác dòng để khi lai tạo tránh nhiễm trùng huyết.
- Quá trình sinh trưởng phát triển của rắn phải trải qua những lần lột da. Đối với loài rắn Long Thừa, thời gian rắn thay da khoảng 15-20 ngày và tiếp tục thay da trong suốt quá trình rắn lớn, một con rắn cái từ lúc nở đến lúc sinh sản từ 9-10 tháng tuổi. Sau khi thay da nếu được cung cấp thức ăn đầy đủ, chăm sóc nuôi dưỡng tốt, tốc độ tăng trưởng của rắn có thể tăng nhanh hơn 2-3 lần.
- Bên cạnh việc chọn lựa rắn giống thì vấn đề đảm bảo tỷ lệ trứng rắn nở cao cũng cần được quan tâm. Để đảm bảo tỷ lệ trứng nở cao chúng ta có thể nuôi ghép 2 con rắn đực với 10 con rắn cái.
- Thời gian rắn đẻ sau khi phối giống khoảng 30 đến 35 ngày. Một con cái có thể đẻ từ 12 – 21 trứng.
b. Kỹ thuật ấp trứng

- Dụng cụ ấp trứng rắn của nông dân hiện nay rất đơn giản (một cái lu), lấy đất có độ ẩm 25-30 độ bỏ vào ½ lu, sau đó xử lý thật chặt, tiếp theo rãi thêm 01 lớp cát trải mỏng rồi bỏ trứng rắn vào, dùng bao diêm hoặc vải bịt miệng lu lại, khoảng 75 ngày sau rắn tự nở.
- Trong điều kiện chăn nuôi, khi ấp trứng cần kiểm tra trứng vài lần, nếu thấy các quả trứng to đều, trắng, khô ráo là trứng tốt, những quả vỏ xỉn vàng là trứng hỏng phải loại bỏ ngay